Demo image Demo image Demo image Demo image Demo image Demo image Demo image Demo image

KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ

  • Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
  • Stronger


  •   Kiểm tra kiến thức cũ

     
    Bài 1: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000kg, bắn một viên đoạn khối lượng
    mđ = 2,5kg. Vận tốc viên đoạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn
    Bài 2:  Một viên đạn có khối lượng m=10g, vận tốc 800m/s sau khi xuyên thủng 1 bức tường vận tốc của viên đạn chỉ còn 200m/s. Tìm độ biến thiên động lượng của viên đạn và lực cản trung bình mà tường tác dụng vào viên đạn, thời gian đạn xuyên qua tường là 1/1000s
    Bài 3:
    Một viên đạn có khối lượng có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 500 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau (xem hình). Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai là
    Chọn một câu trả lời
    a. 500 m/s

    b. 866 m/s

    c. 250 m/s

    d. 400 m/s

    Bài 4:
    Một con tàu không gian đang chuyển động đều với vận tốc bằng 100 m/s về phía Mặt trời thì bắt đầu khởi động tên lửa, phụt ra sau một khối khí và đạt vận tốc 104 m/s. Cho biết khối lượng ban đầu của con tàu không gian này bằng 6000 kg và vận tốc của khối khí phụt ra đối với con tàu này có độ lớn bằng 250 m/s. Khối lượng khí mà con tàu đã phụt ra ngoài là
    Chọn một câu trả lời
    a. 94,5 kg

    b. 83 kg

    c. 63,5 kg

    d. 105 kg


    Bài 5:
    Viên bi A có khối lượng 300g chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào viên bi B có khối lượng 100g đang đứng yên. Cho biết va chạm của hai viên bi là va chạm đàn hồi và các vec-tơ vận tốc cùng phương, ma sát không đáng kể. Vận tốc của viên bi A sau va chạm là
    Chọn một câu trả lời
    a. 5 m/s

    b. 4 m/s

    c. 10 m/s

    d. 2,5 m/s

    Bài 6:
    Một mũi tên có khối lượng 75g được bắn đi. Lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi mũi tên bằng 65N trong suốt khoảng cách 0,90m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc bằng
    Chọn một câu trả lời
    a. 68 m/s

    b. 72 m/s

    c. 59 m/s

    d. 40 m/s

     Bài 7: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp:

    a. Hệ có ma sát

    b. Hệ không có ma sát

    c. Hệ kín có ma sát

    d. Hệ cô lập

    Bài 8:
    Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4m/s. Tổng động lượng của hệ là:
    a. 160 kg.m/s

    b. 12,65 kg.m/s

    c. 40 kg.m/s

    d. 16 kg.m/s

    Bài 9:
    Một vật có trọng lượng 1,0N có động năng 1,0J. Lấy g = 10m/s2. Độ lớn vận tốc của vật là
    Chọn một câu trả lời
    a. 0,45 m/s

    b. 1,0 m/s

    c. 1,4 m/s

    d. 4,4 m/s



    Bài 10:
    Hai viên bi 1 và 2 có cùng khối lượng, va chạm đàn hồi xuyên tâm. Sau va chạm, viên bi 1 chuyển động theo chiều dương với độ lớn vận tốc là 3m/s, viên bi 2 chuyển động ngược chiều dương với độ lớn vận tốc là 2m/s. Trước khi va chạm
    Chọn một câu trả lời
    a. hai viên bi đều chuyển động theo chiều dương, độ lớn vận tốc các viên bi 1 và 2 lần lượt là 2m/s và 3m/s

    b. viên bi 1 chuyển động ngược chiều dương, độ lớn vận tốc là 2m/s; viên bi 2 chuyển động theo chiều dương, độ lớn vận tốc là 3m/s

    c. hai viên bi đều chuyển động ngược chiều dương, độ lớn vận tốc các viên bi 1 và 2 lần lượt là 2m/s và 3m/s

    d. viên bi 1 chuyển động ngược chiều dương, độ lớn vận tốc là 3m/s; viên bi 2 chuyển động theo chiều dương, độ lớn vận tốc là 2m/s








  • Stronger

  •     BẠN THUỘC LOẠI HÌNH
      TRÍ THÔNG MINH NÀO???


    1.     Bạn có thấy rằng những quyển sách rất quan trọng đối với bạn?
    2.     Khi đi trên đường, bạn thường chú ý đến các biển hiệu, biển quảng cáo hơn quang cảnh xung quanh.
    3.     Bạn học tốt môn hình học hơn môn đại số.
    4.     Bạn có thể dễ dàng tính nhẩm các con số trong đầu.
    5.     Bạn thấy thích thú khi được dạy người khác làm những việc mà bạn thành thạo.
    6.     Toán và những môn khoa học tự nhiên là sở thích và sở trường của bạn.
    7.     Bạn thường dùng thời gian rảnh rỗi để đi dạo.
    8.     Bạn thích chơi những trò chơi, giải những câu đố hóc búa mang tính trí óc, đòi hỏi phải có suy nghĩ  logic.
    9.     Bạn có thể nghe thấy những từ vang lên trong đầu mình trước khi đọc, nói hay viết ra không?
    10.                        Bạn thích tìm tòi những khuôn dạng hay trật tự có tính logic trong các sự vật, hiện tượng.
    11.                        Bạn thường tạo ra các âm thanh gõ nhè nhẹ hay hát nhẩm những giai điệu nào đó lúc đang làm việc  hoặc làm một điều gì mới.
    12.                        Bạn thường sử dụng các cử chỉ của tay hoặc ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện với người khác.
    13.                        Bạn tin tưởng rằng hầu hết mọi thứ đều có cách lý giải hợp lý, chặt chẽ.
    14.                        Bạn thích tìm kiếm những thiếu sót mang tính logic trong những thứ mà mọi người thường nói và làm.
    15.                        Bạn thường thấy rõ ràng hình ảnh hiện lên khi nhắm mắt lại.
    16.                        Bạn khá nhạy cảm với màu sắc.
    17.                        Bạn nghe radio, nghe băng, đĩa nhiều hơn xem ti vi, xem phim?
    18.                        Bạn thường sử dụng máy ảnh hay máy quay phim để ghi lại những gì bạn nhìn thấy xung quanh.
    19.                        Bạn thường nảy ra những ý tưởng trong khi đi dạo, chơi đùa hay vận động.
    20.                        Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn sẽ rất nghèo nàn và đơn điệu nếu thiếu âm nhạc.
    21.                        Bạn thích chơi trò chơi xếp hình, mê cung, hay những câu đố sử dụng hình ảnh.
    22.                        Bạn hay đặt ra câu hỏi “nếu điều gì đó xảy ra?!” và suy nghĩ tìm cách trả lời hoặc làm thí nghiệm kiểm chứng .
    23.                        Nói chung, bạn có thể tìm thấy đường đi ở cả những  khu vực bạn chưa từng đến.
    24.                        Bạn thích vẽ hoặc viết nguệch ngoạc một cách lơ đãng.
    25.                        Bạn có khả năng chơi ô chữ, đảo chữ, đoán từ ngữ… khá tốt?
    26.                        Bạn thích nhìn những hình ảnh minh họa trong tài liệu hơn là đọc nó .
    27.                        Bạn tham gia ít nhất một môn thể thao hoặc hoạt động thân thể đều đặn và thường xuyên.
    28.                        Bạn chơi được ít nhất một nhạc cụ.
    29.                        Bạn khó có thể ngồi yên một chỗ trong một thời gian dài.
    30.                        Bạn thích dành thời gian ở những nơi yên tĩnh, giản dị hơn là những nơi đông người, sang trọng.
    31.                        Bạn thích làm những công việc như may, thêu, chạm khắc, tạo mẫu…
    32.                        Bạn cần thực tập những kỹ năng mới để hiểu về nó chứ không chỉ đơn thuần là đọc hay xem về nó.
    33.                        Bạn có thể nhận biết và phân biệt được một nốt nhạc bị lạc điệu.
    34.                        Bạn thường nghe nhạc ở radio, đĩa, máy nghe nhạc…
    35.                        Những người  khác thường tìm đến bạn để chia sẻ những vấn đề của họ, và được cho lời khuyên từ bạn.
    36.                        Bạn có thể dễ dàng dành thời gian để nghe một bản nhạc được chơi chỉ với một dụng cụ gõ đơn giản.
    37.                        Bạn giỏi môn Tiếng Anh và những môn khoa học xã hội khác hơn môn toán và các môn khoa học tự nhiên.
    38.                        Bản có thể nhớ  và hát lại tương đối chính xác những bài hát, những giai điệu bạn thích khi mới chỉ nghe một, hai lần.
    39.                        Bạn thích những môn thể thao mang tính đồng đội hơn những môn thể thao cá nhân.
    40.                        Bạn thích dành thời gian một mình nghiền ngẫm, suy nghĩ về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống.
    41.                        Bạn có ít nhất là 3 người bạn thân.
    42.                        Bạn thích chơi những trò chơi phải tập uốn lưỡi, có âm điệu hay có chơi chữ…
    43.                        Bạn cảm thấy thoải mái khi ở giữa một đám đông.
    44.                        Bạn thích tham gia những hoạt động xã hội.
    45.                        Bạn hay tìm hiểu và thích thú  với những phát triển tiến bộ mới của khoa học.
    46.                        Khi bạn đang đi ngoài đường phố, những đoạn nhạc quảng cáo, những bài hát… thường hay lướt qua trong đầu bạn.
    47.                        Ban tự coi mình là người có ý chí mạnh mẽ hoặc có khuynh hướng độc lập.
    48.                        Bạn thường thích dành thời gian rảnh rỗi để tham gia những hoạt động đông người hơn là ở một mình.
    49.                        Bạn thường có ý kiến khác với đám đông nên bạn khá tách biệt so với họ.
    50.                        Bạn thích những trò chơi mạo hiểm, táo bạo, mang lại cảm giác mạnh cho người chơi.
    51.                        Bạn rất thích giữ bí mật về những điều tốt đẹp xảy ra với bạn.
    52.                        Khi nói chuyện, trao đổi thông tin với những người xung quanh, bạn thường đề cập đến những thông tin tham khảo mà bạn vừa đọc hoặc nghe thấy.
    53.                        Bạn có một cái nhìn thực tế về những mặt mạnh và mặt yếu của bản thân.
    54.                        Bạn thường viết nhật ký ghi lại những điều đã xảy ra trong đời mình.
    55.                        Khi gặp khó khăn, rắc rối, bạn thường đi tìm sự giúp đỡ của người khác hơn là tự mình giải quyết khó khăn.
    56.                        Bạn có những suy nghĩ cụ thể về việc bắt đầu nghề nghiệp cho bản thân.


    Nếu đa số (6/8 câu) những câu màu đỏ bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh ngôn ngữ.
    Nếu đa số những câu màu xanh dương bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh logic.
    Nếu đa số những câu màu xanh lá bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh vận động.
    Nếu đa số những câu màu hồng bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh tương tác cá nhân.
    Nếu đa số những câu màu cam bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh âm nhạc.
    Nếu đa số những câu màu đen bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh nội tâm.
    Nếu đa số những câu màu nâu bạn trả lời “Đúng”, bạn phát triển trí thông minh không gian.
    Cloud Callout: Các loại hình trí thông minh khác nhau như thế nào? 




    Oval Callout: Làm thế nào để phát triển loại hình trí thông minh này?
     



    Rounded Rectangle: Ebook: http://www.ebookmienphi.com/index.php/ebook/down/35
     http://elib.dtu.edu.vn/file/Ebook/5356.pdf

    ĐÁNH GIÁ TỰ ĐỊNH HƯỚNG

  • Stronger

  • Khuyến khích Tự định hướng và Hợp tác
    Phương pháp Thúc đẩy Phản hồi

    Các phương pháp khác nhau để Khuyến khích tự phản hồi
    Vòng khép kín
    Kết thúc buổi học, yêu cầu học sinh chia sẻ điều các em biết về một chủ đề hoặc một sự liên hệ các em tạo ra. Ghi chú những phản ứng cần thảo luận tiếp theo.
    Mẫu ghi cuối giờ học
    Đặt câu hỏi ở cuối buổi học và yêu cầu học sinh viết câu trả lời để kết thúc buổi học. đọc những câu trả lời đó và lập kế hoạch cho những phần dạy một cách cần thiết.
    Viết thư
    Học sinh viết thư cho nhau, cho lớp học khác hoặc về môn học mà các em đang học. Điều này giúp học sinh suy nghĩ về các mối liên hệ bằng một cách rất riêng. Sử dụng những phản hồi này để đánh giá mức độ hiểu của các em.
    Sổ ghi chép phản hồi
    Các em học sinh phản hồi về quá trình học của mình. Cùng với những hướng dấn, các câu hỏi phản hồi được đặt ra giúp học sinh ghi lại cảm nhận hoặc để ngỏ. Sau đây là những ví dụ về câu hỏi có tính phản hồi:
    • Tôi làm việc tốt nhất khi ....
    • Tôi làm tốt nhất trong những hoạt động mà ...
    • Tôi thích làm việc với người khác khi ...
    • Vấn đề tôi thích nhất đó là ...
    • Phần thú vị nhất của dự án này là...
    • Tôi thích học thêm về...
    • Tôi mong mình tiến bộ về...
    • Tôi cần làm...
    • Điều khó khăn nhất với tôi đó là
    • Tôi cần trợ giúp về...
    • Khi không hiểu điều gì, tôi...
    • Trước khi khởi đầu dự án, tôi...
    • Khi tôi cần phải học, tôi...
    • Khi tôi muốn nhớ lại điều gì, tôi...
    • Tôi đã học rằng tôi có thể ...
    • Tôi giỏi về ...
    • Tôi đã học được làm thế nào để..
    • Tôi có thể giúp người khác về...
    • Tôi muốn làm về...
    • Tôi muốn học làm thế nào để...
    • Tôi lên kế hoạch để được hỗ trợ về...
    • Tôi sẽ nhận trách nhiệm về...
    (c) Copyright 2010 Stronger. Blogger template by Bloggermint